6 cách chế biến đậu hà lan thành món ăn giàu dinh dưỡng dành cho bé ăn dặm

  06/03/2023

Lợi ích và 6 cách chế biến đậu hà lan thành món ăn giàu dinh dưỡng dành cho bé ăn dặm, giúp bé phát triển toàn diện bởi lợi ích tích cực đậu hà lan đem lại

 

Trẻ em sau khi được sinh ra thì ngoài việc bú sữa mẹ thì ăn dặm là điều cần thiết. Ăn dặm là giai đoạn cho bé tập làm quen với thức ăn thô, nhằm giúp cho hệ tiêu hóa quen với những thực phẩm này say khi bé cai sữa mẹ

Sử dụng thức ăn ăn dặm sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó có đậu hà lan một nguồn thực phẩm dinh dưỡng dành cho sức khỏe được trồng từ lâu đời và là một loại rau dinh dưỡng

Đậu hà lan hữu cơ tách mảnh hữu cơ 250g

I. Lợi ích sức khỏe cho bé khi sử dụng đậu hà lan

Đậu hà lan chưa phytonutrient giúp ngăn ngừa một số bệnh tật và phòng tránh một số bệnh sau:

1/ Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để phòng tránh bệnh tật thông thường

Đậu hà lan giàu flavinoid, alpha carotene và beta carotene đây là những thành phần được biết đến với đặc tính chống oxy hóa và giúp thúc đẩy khả năng miễn nhiễm một số bệnh tật thông thường

Đồng thời khi sử dụng đậu hà lan sẽ làm giảm triglycerides và tăng lượng cholesterol tốt trong máu, sẽ giúp bé tránh được một số bệnh liên quan đến đường ruột và bệnh tim mạch

2/ Trị táo bón và cho một trái tim khỏe mạnh

Với việc ăn đậu hà lan thường xuyên sẽ nhanh chóng giải quyết được vấn đề táo bón một cách tốt hơn và các hợp chất trong đậu hà lan sẽ giúp chống viêm và chống oxy hóa giúp bé có một trái tim khỏe mạnh

3/ Giàu vitamin K

Đậu hà lan rất giàu vitamin K và có tác dụng làm bền chắc kết cấu xương. Đậu hà lan cũng được chứng minh rằng có hiệu quả trong việc phòng chống bệnh loãng xương

Ngoài ra đậu hà lan còn giúp phòng ngừa một số bệnh khác như ngăn ngừa ung thư, giúp giảm cân, điều hòa lượng đường trong máu…

Để giúp bé thu nạp vào trong cơ thể là việc làm hết sức khó khăn. Nếu bạn cứ muốn ép bé ăn đôi khi sẽ phản tác dụng và khiến bé không thể hấp thụ những chất này và thường xuyên ói mửa vì không dung nạp được các dưỡng chất từ đậu hà lan vào trong cơ thể

Vì vậy bạn cần luân phiên thay đổi thực đơn chế biến món ăn kèm theo với đậu hà lan để bé ăn ngon hơn và hấp thu được tốt hơn

II. 6 cách chế biến đậu hà lan làm tăng độ thèm ăn cho bé

Bất cứ một món ăn nào cũng vậy, nhiều màu sắc , mùi vị thì sẽ gây cảm giác thích thú. Trẻ con cũng vậy, thức ăn có nhiều màu sắc, mùi vị thơm ngon thì bé sẽ ăn nhiều hơn và mong chóng đói hơn.

Để đảm bảo đậu hà lan tươi ngon, bổ dưỡng bạn nên mua ở những cửa hàng uy tín. Bạn nên làm sạch sẽ trước khi bỏ bảo quản trong tủ lạnh. Thời gian sử dụng từ 4-5 ngày.

Cách chế biến các món ăn khi sử dụng đậu hà lan

1/ Súp đậu hà lan ngô non

Chuẩn bị nguyên liệu: ngô nếp non, đậu hà lan, cà rốt cắt miếng nhỏ, nước dùng

Cách làm:

Cho ngô nếp non, cà rốt, đậu hà lan vào nước dùng rồi đun sôi lên với lửa nhỏ trong vòng từ 20-25 phút đến khi thực phẩm đã nhừ. Bạn tắt bếp và cho hỗn hợp này vào máy xay nhuyễn. Sau đó bạn cho ra tô và nên thêm chút dầu ăn

Món ăn dặm này thích hợp cho  bé từ 7 tháng tuổi trở lên

2/ Súp đậu hà lan rau chân vịt

Chuẩn bị nguyên liệu: đậu hà lan, cải bó xôi, dầu ô liu, hành tây và tỏi bằm

Cách làm:

Phi tỏi thơm trên dầu, cho đậu hà lan và cải bó xôi vào xào rồi cho nước vào đun sôi. Đun cho đến khi mềm, đổ hỗn hợp này ra tô rồi xay nhuyễn và nên một chút dầu oliu

Món ăn dặm này rất thích hợp cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên

3 / Súp đậu hà lan, khoai tây và lòng đỏ trứng gà

Chuẩn bị nguyên liệu: đậu hà lan, khoai tây xắt nhỏ, lòng đỏ trứng gà, dầu ăn, sốt cà chua, tỏi băm nhỏ

Cách dùng:

Phi thơm tỏi rồi cho khoai tây vào xào, cho sốt cà chua và nước vào rồi nấu cho đến khi khoai nhừ, cuối cùng cho đậu hà lan vào nấu khoảng 30 phút thì cho lòng đỏ trứng gà vào và đun thêm 3 phút. Đổ súp ra tô và nên thêm chút dầu ăn

Món ăn dặm này rất thích hợp cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên

4/ Cháo thịt nạc đậu hà lan

Chuẩn bị nguyên liệu: thịt nạc lợn, đậu hà lan, cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ và dầu ăn

Cách làm:

Đậu hà lan cho vào nồi nước cho đến khi chín mềm rồi lấy ra nghiền nhỏ

Cho cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ, thịt nạc lợn băm nhỏ vào nước luộc đậu khuấy đều. Khi cháo chín thì cho đậu hà lan vào khuấy đều. Đổ ra bát và nêm chút dầu ăn, nên cho bé ăn khi còn nóng

Món ăn dặm này rất thích hợp cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên

5/ Súp đậu hà lan, đậu hũ, bí đỏ, tôm tươi

Chuẩn bị nguyên liệu: đậu hà lan, bí đỏ, tôm tươi, đậu hũ non, bơ, dầu ăn

Cách làm:

Tôm rửa thật sạch, bóc vỏ cẩn thận, tránh để lại vỏ tôm và ướp với một chút rượu trắng

Bí đỏ gọt vỏ, xắt thành hạt lựu

Đậu hà lan tách vỏ lấy hạt và đậu hũ non cắt miếng vuông nhỏ

Đun tan bơ rồi cho bí đỏ vào xào, khi bí đỏ mềm thì cho thêm một bát nước đun sôi khoảng 3-5 phút. Khi bí đỏ đã nhừ thì cho đậu hà lan và tôm vào đun khoảng 5 phút. Khi hỗn hợp đã mềm thì cho vào máy xay nhuyễn, rồi cho bé ăn

Món ăn dặm này dành cho các bé trên 9 tháng tuổi

6/ Súp đậu hà lan và lòng trắng trứng

Chuẩn bị nguyên liệu: đậu hà lan, 2 quả lòng trắng trứng gà, gia vị , đầu ăn và bột năng

Cách làm:

Trứng đánh tan  cho nổi bọt và bột năng hòa một ít nước

Đun sôi nước rồi bỏ đậu hà lan vào, nấu đến khi mềm thì cho bột năng vào khuấy đều. Tiếp tục cho lòng trứng vào khuấy thêm 2-3 phút

Đổ ra tô rồi cho thêm một ít dầu ăn. Nên cho bé ăn khi còn ấm

Trên đây là những cách chế biến món ăn từ đậu hà lan dành cho bé mà các bà mẹ cần nên tham khảo để thay đổi thực đơn hàng ngày cho bé yêu của mình

(Theo: organica.vn)

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả